Hướng dẫn cách tăng đề xuất dành cho video Youtube

Hướng dẫn tut tăng đề xuất cho video Youtube

Hướng dẫn Phương pháp cách tăng đề xuất dành cho video Youtube – Tăng hiệu quả đến 60%

Để video cắn đề xuất là một trong những mục tiêu hàng đầu của 1 Youtuber. Mỗi người có một sự hiểu biết nhất định về cách để tăng đề xuất. Hãy cùng tham khảo toàn bộ kiến thức để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn trong việc phát triển kênh các bạn nhé.

Tại sao ăn đề xuất lại quan trọng đến như vậy?

1. Lượt view tăng còn nhanh hơn nhịp tim: Một trong những cảm xúc dâng trào mà các youtuber cảm thấy phê nhất là được bật kiếm tiền, nhưng thực tế cảm xúc này chả là gì so với cảm xúc khi các video của mình lần lượt ăn đề xuất. Trong vòng 24h, riêng một video có thể kéo vài ngàn đến vài chục ngàn view lượt xem về cho kênh. Đặc biệt video đang ăn đề xuất mà bạn lại khéo léo trong việc chèn quảng cáo (Ads break) vào thì phê pha khỏi phải nói. Nhưng vui thì cũng có giới hạn, đừng bao giờ chèn Non-skippable video ads vào video đang đề xuất bạn nhé, lúc tuột đề xuất thì đừng bảo “tại sao nước biển lại mặn?”

2. Video ăn đề xuất thì lượt Subscribe cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Khác với khi chạy Adwords, một khi youtube đã tự đưa ra đề xuất thì phần lớn những người thấy được video đề xuất của bạn thì những người đó thuộc nhóm người thích thể loại nội dung, chủ đề mà bạn đăng tải. Bạn sẽ rất dễ dàng có sub nhờ video đề xuất này.

Đầu tiên, mình sẽ nói đến vấn đề là tỷ lệ thành công đến 60%. Nếu bạn cho rằng tỷ lệ này không cao thì điều đó hoàn toàn sai. Hãy nghĩ như thế này, nếu bạn thực hiện cùng công thức trong bài viết này với 10 video thì có đến 6 video cắn đề xuất. Tức là 6 video này sẽ kéo kênh của bạn khủng khiếp như thế nào. Vì bản thân 1 video cắn đề xuất đã kéo những video còn lại lên như thế nào, chưa kể đến những video này lại tiếp tục có khả năng cắn đề xuất tiếp.

Thứ hai, về cách để có thể cắn đề xuất, nhiều người làm youtube có video cắn đề xuất nhưng chẳng biết lý do tại sao video mình lại cắn đề xuất. Hơn nữa, trước giờ chưa từng có ai đưa ra công thức chung nào cho việc video có được khả năng cắn đề xuất. Vì áp dụng với người này thành công nhưng áp dụng với người khác thì thất bại. Nhưng bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn mới, hướng đi mới cho việc phát triển kênh.

Thứ ba, cắn đề xuất có hai loại. Loại có rất ít sub và loại đã có rất nhiều sub.

Với loại nhiều Sub:

Giả sử kênh của bạn đang có 50k sub và vẫn đang phát triển, thì với việc ra video tiếp theo thì khả năng tự cắn đề xuất của những video này khá cao. Vì đơn giản bạn đã xây dựng được một lượng fan hâm mộ cho kênh của bạn. Những fan này sẽ rất hứng thú khi bạn ra video mới. Vì thế sự tương tác của họ lên video làm cho các video của họ tăng khả năng đề xuất lên. Trong bài viết này mình sẽ không đề cập đến cách có đề xuất theo hướng này. Vì để lên được 50k sub thì bạn cũng đã quá hiểu về youtube rồi.

Với loại ít Sub:

Kênh của bạn có dưới 1000 đăng ký Sub:

Loại đề xuất này sẽ được các bạn quan tâm nhiều hơn. Vì đây chính là tiền đề để các bạn có thể hiểu rõ và phát triển kênh ytb của mình.

Trước giờ rất nhiều người từng nghĩ rằng những lượt Like và Comment là yếu tố để video được cắn đề xuất. Nhưng thực tế không phải như vậy. Những loại tương tác này chỉ là một phần rất rất nhỏ trong thuật toán mà Google tạo ra để đưa video của bạn tiếp cận nhiều người hơn.

Yếu tố then chốt nhất của việc cắn đề xuất chính là điểm Ranking Recommendation (điểm đề xuất, gọi tắt là RR).

Mô hình vận hành của RR.
Mô hình vận hành của RR.

Mình cũng đã dùng rất nhiều thời gian để nghiên cứu thuật toán này khi cố gắng làm vài video để được cắn đề xuất cho khách hàng. Mặc dù lúc đó không phải công việc bắt buộc nhưng nếu làm thành công thì sẽ có tiền hỗ trợ chi phí khá nhiều.

Nhưng khi bắt đầu vào nghiên cứu kỹ thì mình nhận ra rằng thuật toán RR không đơn giản như chúng ta tưởng. Mỗi 1 chỉ số tác động đến đểm RR và điểm này lại bị ảnh hướng bởi điểm RR của một video khác.

Bạn có thể tham khảo công thức sau:

Công thức tính điểm Ranking Recommendation trong youtube
Công thức tính điểm Ranking Recommendation.

Đây là công thức do Google cung cấp, thực tế chúng ta không cần quan tâm nhiều đến công thức này. Nhìn sơ qua nó bạn có thể hiểu được rằng công thức này tập hợp bởi nhiều yếu tố là đủ.

Nếu hứng thú với những công thức nhức não này thì bạn có thể tham khảo trực tiêp tài liệu của google qua đường link sau: Deep Neural Networks for YouTube Recommendations

Hãy nhìn hình bên dưới để thấy rõ độ khái quát của công thức này nhé!

Những yếu tố tác động đến điểm RR để căn đề xuất youtube
Những yếu tố tác động đến điểm RR.

Yếu tố đầu tiên chính là cách xem video của người dùng: Hành vi người dùng Watch vector. Đây thực tế chính là điểm Audience retention (tỷ lệ giữ chân người dùng), tức là mỗi 1 video thì nó giữ chân người dùng bao lâu. Đến phút thứ bao nhiêu thì họ sẽ buông video của bạn để tìm kiếm những video khác hay hơn?

Một video có thời gian càng thấp thì có tỷ lệ này càng cao. Ví dụ video 3 phút thì người xem dư sức bỏ ra 3 phút để xem video của bạn vì thế tỷ lệ không cao mới lạ. Tuy nhiên video càng ngắn thì ảnh hưởng đến tỷ lệ Watch time/Unique viewer chính vì vậy bài toán của chúng ta đặt ra là thời lượng video bao nhiêu là hợp lý nhất.

Trước đây đã có rất nhiều bài viết hướng dẫn và thảo luận rằng độ dài của video là 10 phút là hợp lý nhất. Điều đó vẫn còn đúng đến hiện tại. Tuy nhiên, theo quan sát gần đây của mình thì thời gian vàng để phát triển kênh mới cho mỗi video là 7 phút. Với những kênh đang phát triển, các bạn nên quan tâm đến thời gian này. Những kênh đã có lượng fan ổn định thì không nên làm video dưới 10 phút.

Với tầm 7 phút thì tỷ lệ giữ chân người xem khá cao do trung bình sau 5 đến 6 phút người ta mới thấy chán một nội dung trên video của bạn. Khi đó họ thoát ra khỏi video của mình thì cũng được ít nhất là 5/7*100% = 71% rồi. Thời gian cho mỗi lượt xem cũng đạt 5 phút tức là có tỷ lệ Watch time/Unique viewer cũng rơi vào mức ổn định.

Youtube không phải là cỗ máy thông minh nhất. Các đánh giá của nó chỉ dựa và các thông số mà người dùng đã tương tác. Bằng cách canh chỉnh độ dài video bạn có thể tối ưu hóa được tính năng này của youtube.

Yếu tố thứ 2 chính là Search Vector: Cái này thực tế lại chính là điểm RS (Ranking Search). Nếu bạn không biết RS là gì thì có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn SEO Youtube hiệu quả nhất năm 2019 trong các mục bài viết về Youtube.

Yếu tố thứ 3 chính là độ tuổi và giới tính.

Có lẽ bạn chưa biết rằng mỗi loại nội dung mà chúng ta đăng tải trên Youtube có reach đến một loại độ tuổi và giới tính nhất định. Như clip dạy nấu ăn, cắm hoa, làm đẹp thì nó sẽ reach đến nữ giới ở độ tuổi 17 đến 25. Clip chơi game mobile thì nó reach đến giới tính nam độ tuổi từ 14 đến 22.

Nhiều người chưa hình dung được tác động của những yếu tố này đến điển RR. Giả sử bạn đăng tải nội dung là huấn luyện để trở thành nhà môi giới bất động sản. Loại nội dung này chỉ gây hứng thú đối với những người là nam ở lứa tuổi từ 29 đến 35 (đó là chưa đề cập đến ngành nghề và sở thích). Mà độ tuổi này thì lại ít online trên youtube hơn các bạn trẻ rất nhiều. Số lượng người reach ít thì điểm RR cũng sẽ ít.

Theo thống kê thì trên youtube hiện tại tỷ lệ người xem đang có % online như sau:

+ 62% người dùng là nam.

+ 37% người dùng có độ tuổi từ 18-34

+ 60% người dùng có độ tuổi từ 19-29 có độ tương tác khá lớn trên youtube (26% daily, 34% weekly, 13% monthly)

+ Nhóm người dùng có độ tuổi từ 14-20 đang gia tăng tác động của mình lên các video trên youtube trong thời gian 2 năm trở lại.

+ Bên cạnh đó, nhóm người dùng tuổi 35+ và 55+ cũng đang tăng trưởng trong những năm gần đây.
Yếu tố thứ tư chính là tỷ lệ Watchtime/Unique Viewer thuộc lớp Watch vector

Vì sao tỷ lệ là Watchtime/Unique Viewer chứ không phải Watchtime/view. Bởi vì một người có thể xem video của bạn nhiều lần hoặc họ đang xem giữa chừng rồi hôm sau họ quay trở lại xem. Điều này cũng lý giải vì sao video có nhiều người thích xem đi xem lại như nhạc và phim rất dễ cắn đề xuất.

Cuối cùng là click-through rate: Tỷ lệ này phụ thuộc rất lớn vào tiltle (tiêu đề) và ảnh thumbnail (ảnh đại diện) của video. Tuy tỷ lệ này ảnh hướng một phần nhỏ đến điểm RR. Người dùng có xu hướng click vào những video có ảnh thumbnail bắt mắt và tiêu đề gây tò mò. Về thumnail thì bạn hãy cố gắng bỏ ít ký tự vào trong thumnail càng tốt. Không phải ngẫu nhiên mà facebook quy định Text không quá 20% trong hình quảng cáo. Title thì hãy viết theo hướng gây tò mò kích thích người xem click vào. Ví dụ thay vì để nội dung là “7 tố chất để thành công” thì bạn có thể đặt tiêu đề là “Bạn có đủ những tố chất để thành công?” sẽ gây kích thích người xem click vào nội dung của bạn hơn rất nhiều.

Cách tối ưu hóa của tiêu đề và thumbnail còn có sức ảnh hưởng rất lớn thông qua tính năng Notification trên điện thoại. Việc đặt tiêu đề chứa keyword để SEO và chứa những từ gây kích thích người xem click vào thông báo để xem video của bạn sẽ là yếu tố cốt lõi để giúp bạn phát triển kênh.

Một bất ngờ trong công thức tính RR của những người phát triển Youtube này lại không hề đề cập đến lượt like và comment. Trong khi đó kênh YouTube Creators lại nói rằng độ hiển thị của video có phụ thuộc vào like và comment. Sau một thời gian nghiên cứu vấn đề này thì cuối cùng là mình phát hiện like và comment ảnh hưởng đến chỉ số Browse Feature (duyệt qua các tính năng). Nó giống như cách mà Facebook đang làm, càng nhiều comment dạng (.) và like thì càng có nhiều người (đã Sub, đã từng xem video của bạn) tiếp cận bài viết.

Điều này có nghĩa là khi kênh bạn có nhiều lượt Subscribe và View trên mỗi video thì bạn hãy kêu gọi comment và like, lượng comment và like càng nhiều thì Browse Freature càng phát triển mạnh.

Tiếp theo mình sẽ giải thích rõ cho các bạn quá trình mà video của bạn lên đề xuất như thế nào.

Giả sử có 5 video thuộc về chủ đề bida là A B C D E có điểm RR như sau:

Cách điểm RR hoạt động trong việc cắn đề xuất youtube
Cách điểm RR hoạt động trong việc cắn đề xuất.

Video của bạn là video E và đang có điểm RR là 45

Nếu bạn có thể nâng điểm RR này thông qua các yếu tố mà mình để cập ở trên như Audience retention, Watch time/ Unique viewer, Click-through rate thì bạn sẽ nhảy hạng trong nhóm đề xuất. Giả sử bạn đẩy được chỉ số RR lên 60 thì video của bạn sẽ lên top 3 đề xuất. Và thậm chí lên top 1 đề xuất nếu điểm RR của bạn trên 75.

Quá trình này cũng lý giải vì sao video của bạn mất đề xuất. Bởi vì có nhiều video khác đang có điểm RR tăng và vượt qua video của bạn.

Bên cạnh đó video mất đề xuất vì nó đã reach hết đối tượng thích chủ đề đó. Giả sử như video làm về chủ đề sách chẳng hạn. Khi nó đã reach hết các đối tượng thích xem sách nó cũng sẽ reach sang những người khác. Tuy nhiên, những người này có thể không thích sách, video của bạn và làm cho điểm Audience retention, Watch time tuột xuống thê thảm khiến video của bạn dần dần mất đề xuất.

Cách để video cắn đề xuất

Hay nói đúng hơn là cách tăng điểm RR để ăn đề xuất cho video của bạn.

Cách 1: Tối ưu SEO

Tối ưu SEO để làm gì? Khi bạn tối ưu về SEO thì video của bạn sẽ dần dần leo rank (thứ hạng) trong trang tìm kiếm của youtube và google search. Lúc này bạn đang cố gắng tăng điểm Ranking Search (RS) của video.

Bởi vì khi có nhiều người Search ra video của bạn thì sẽ xảy ra những vấn đề sau:

+ Video của bạn có tỷ lệ Click-through rate tăng vì một khi đã vào trang tìm kiếm thì nếu video của bạn xuất hiện trong trang Search này tất nhiên là tỷ lệ Click-through rate phải cao hơn Browser Feature rồi > từ đó điểm RR tăng.

+ Audience retention và Watchtime/Unique viewer cùng tăng. Người ta tìm kiếm nội dung, thông tin mà họ cần thì thời gian ở lại xem video của bạn sẽ khá lâu, từ đó tỷ lệ giữ chân người dùng sẽ cao hơn. Vấn đề này còn phụ thuộc vào SEO, nếu bạn làm video nấu bún bò nhưng trong tags của video là nấu bánh canh, thì những người search bánh canh sẽ thấy video của bạn. Sau khi click vào họ thấy không phải video họ cần thì họ sẽ thoát ra ngay. Làm cho tỷ lệ Watchtime/Unique viewer, Audience retention tuột nghiêm trọng. Chính vì vậy khi làm SEO cho video của bạn thì phải biết điều này.

+ Quá trình Search xảy ra có thể làm tăng đồng thời cả hai chỉ số RR và RS. Chỉ số RS tăng sẽ làm cho video của bạn dần leo rank trong trang tìm kiếm, từ đó video của bạn sẽ có nhiều lượt view hơn > càng có nhiều lượt view thì chỉ số RR & RS cũng càng tăng nhanh.

Đó là cách hiệu quả nhất để có thể cắn đề xuất. Cho nên bạn bạn thường nghe đến khái niệm SEO tuts đề xuất. Cách làm rất hiệu quả trong việc cắn đề xuất nhưng có vài trở ngại lớn:

+ Nhu cầu tìm kiếm cho từ khóa SEO của bạn quá thấp, giả sử vài trăm hoặc vài ngàn mỗi tháng.

+ Khi làm một nội dung nào đó, chủ đề từ khóa của bạn đang có rất nhiều người cùng làm và video của bạn xếp hạng thứ 100 trong trang tìm kiếm. Điều này khiến cho bạn nâng chỉ số RS rất chậm.

Chính vì vậy mà khi làm SEO cắn đề xuất tỷ lệ thành công rất thấp với những video mới. Muốn nhanh lên top tìm kiếm thì bạn phải ra video trước người khác. Ví dụ khi vừa thấy phát tán clip mây mưa của Trâm Anh thì bạn nhanh chóng tạo clip News, bình luận, phân tích gì đó về sự kiện này và up ngay lên youtube trước những người khác. Thì tỷ lệ leo rank Search và Tỷ lệ cắn đề xuất sẽ cực nhanh.

Cách 2: Chạy Ads tối ưu điểm RR

Như bạn đã thấy ở trên thì để có điểm RR thì phải tăng điểm RS nhưng để làm được điều này sẽ rất khó. Có một cách dễ dàng hơn rất nhiều đó là thay vì đợi video của bạn lên top 1 tìm kiếm thì bạn chủ động cho video của bạn lên ngay Top 1 của trang tìm kiếm.

Để làm được điều này bạn phải thực hiện những điều sau:

+ Video phải đạt chuẩn SEO

+ Tạo Adwords để quảng cáo video của bạn. Ads phải cấu hình như sau:

= Khi tạo Ads, ở bước mạng hiển thị bạn phải chọn “Kết quả tìm kiếm trên youtube”. Bỏ chọn “Video trên youtube”“Đối tác video trên mạng hiển thị” > Để đảm bảo rẳng video của bạn chỉ hiển thị trên trang Search và làm tăng điểm RR. Nếu bạn chọn “Video trên youtube” thì điểm RR của bạn sẽ tuột thay vì tăng, và tình trạng sẽ càng tệ hại hơn nếu bạn chọn luôn option “Đối tác video trên mạng hiển thị”.

= Target đến đối tượng của video. Điều này giúp cho những chỉ số của RR luôn cao. Cách để target thì bạn có thể xem bài viết: Cách target đối tượng khi chạy quảng cáo Adw để phát triển kênh trong mục Youtube của tôi.

Ưu điểm của cách làm này là chi phí quảng cáo rất rẻ, video từ “Kết quả tìm kiếm trên youtube” có CPV bằng một nữa so với “video trên youtube”.

Hiệu quả sẽ đến trong vòng 1, 2 tháng. Có video ăn đề xuất ngay sau 3 tuần.

Hãy kiên trì và thử nghiệm liên tục lên các video của bạn. Mỗi video có nội dung và đối tượng xem khác nhau. Mình cũng thử rất nhiều lần mới rút ra được những kinh nghiệm như thế này. Mình cũng không thể nào viết hết các hướng dẫn cách target cho tất cả mọi người được. Bản thân bạn làm youtube phải hiểu rõ về đối tượng video mà bạn đang tiếp cận.

Nội dung không cần quá hay. Có những video mình cảm thấy làm hơi tệ nhưng nó lại cắn đề xuất, trong khi những video đặt tâm huyết vào nội dung thì chờ mọc râu vẫn chưa thấy lên.

Cách 3: Chạy Ads tăng đề xuất cho video khác

Đây là một trong những cách làm hiệu quả nhất nhưng cũng là cách làm công phu và tốn kém nhất.
Giả sử bạn đang có 5 video là A B C D E up đăng theo thứ tự thời gian. Như vậy video E là video up lên gần đây nhất và cũng chính là video mục tiêu.

Nên nhớ rằng video để làm đề xuất phải là video có nội dung hay và hấp dẫn. Nếu bạn cho rằng nội dung video E không thực sự hay thì hãy đợi video hay hơn rồi thực hiện.

Như vậy khi set chạy quảng cáo bạn sẽ set chạy cho video A B C D.

Với video A Bạn set End screen là video B và E

Với video B Bạn set End screen là video C và E

Với video C Bạn set End screen là video D và E

Với video D Bạn set End screen là video là A và E

Bằng cách set 2 video trong phần End screen mỗi video chạy quảng cáo. Người xem sẽ có 2 lự chọn click vào xem tiếp video E và 1 video khác. Tức là tỷ lệ 50% họ sẽ click vào video mục tiêu của mình.

Với sắp đặt này, bỗng nhiên video E có một lượng xem tự nhiên và nếu video này hay thì điểm RR sẽ ngày càng tăng và việc 1 video E này cắn đề xuất chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tại sao ta không chạy Ads cho video E luôn?

Bạn nên nhớ rằng một khi chạy Ads thì cho dù bạn khả năng target của bạn thần thánh đến mức nào cũng không thể làm cho 100% người xem ở đến cuối video của bạn để bạn có tỷ lệ giữ chân người dùng cao.

Một người nào đó nếu đã xem video B chẳng hạn và ở đến cuối video. Khi họ thấy đề xuất video E khá hấp dẫn thì lúc này, người đó có khả năng rất lớn sẽ xem hết video E. Bởi vì muốn nhìn thấy được video E người đó phải xem hết video B phải không nào? Bên cạnh đó việc đặt 2 video ở End Screen giúp cho người xem có sự lựa chọn. Vì họ đã chọn video E ở end screen nên khả năng xem hết video E càng cao hơn nữa.

Chính bộ lọc tuyệt vời này giúp cho video E của bạn chỉ tiếp cận những người thích thể loại nội dung mà bạn tạo ra. Từ đó điểm RR của bạn tăng một cách chóng mặt vì bạn lôi kéo người xem từ các video A B C D.

Kỹ thuật này là một trong những kỹ thuật chạy Ads phát triển kênh hiệu quả nhất mà mình thường sử dụng cho khách hàng. Bạn có thể tự áp dụng cho chính kênh của bạn và hưởng thụ thành quả nhé.

Lời kết:

Đó là toàn bộ những nghiên cứu và kinh nghiệm của tôi trong 6 năm theo dõi hàng trăm video bán sản phẩm để tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng tỷ lệ nhận thức thương hiệu.

Nếu muốn sử dụng dịch vụ chạy ads phát triển kênh thì đừng ngại ngần liên hệ mình tại phần bình luận trong bài viết sau: Dịch vụ chạy Adw phát triển kênh.

Chúc các bạn thành công.

Cam ơn vì đã đọc.

Viết một bình luận