Grab Bike trẻ là NỖI NHỤC QUỐC GIA?

Dạo gần đây mình đọc được rất nhiều bài viết CHỬI SINH VIÊN đi làm Grab Bike của những người tạm gọi là “Có vẻ thành công”.

Vì sao mình nói là “Có vẻ thành công” thì giờ Đặng Xuân Lộc xin phép phân tích nhé:

1. Vì người này hay người khác làm Xe Ôm mà XẤU HỔ thì có thể nói là “Bị bệnh rồi” chứ không thấy cao cả, tốt đẹp hay thành công gì cả.

Ấy vậy mà một số ít những người này còn mượn danh cả đất nước nói rằng “Xấu hổ cho cái đất nước tôi, cả một thế hệ mới chỉ chớm tuổi hai mươi đéo hiểu nghĩ cái gì mà đi lái xe Grab”. Nếu thế có rất nhiều nước cần xấu hổ vì điều này sao chả ai trong số họ nói là: “Tôi xấu hổ vì đất nước tôi có người trẻ tuổi làm Xe ôm”

Và những bạn đọc bài này có ai xấu hổ vì đất nước mình có những sinh viên làm xe ôm không?

2. Những người này chỉ ra rằng Grab Bike là chỉ dành cho người trung niên muốn gia tăng thu nhập. Okay, good. Thế người trẻ không muốn tăng thu nhập?

3. Và họ quy chụp những hình ảnh sinh viên ra đường làm Grab Bike là hình ảnh RẺ RÁCH ảnh hưởng đến tương lai và vận mệnh đất nước?

Nói thật chứ mấy bạn bị não ngắn thì phải. Bản thân tôi cũng đã từng đi rao báo, bốc vác thời sinh viên đơn giản chỉ là để kiếm miếng ăn, sống qua ngày. Mỗi người có một hoàn cảnh và tư chất khác nhau NGƯỜI THÀNH CÔNG họ nhìn nhiều góc độ, còn bạn tưởng chừng như góc nhìn trên cao của CHÚA TRỜI vậy. Nhưng Chúa liệu có suy nghĩ bệnh hoạn và sỉ nhục người khác vậy không? Cộng thêm nữa, nếu đánh giá về việc kiến tạo và xây dựng đất nước thì ai có năng lực đều làm được. Trẻ làm, trung niên làm, già cũng phải làm chứ đếch có chuyện “trung niên thì đi làm Grab Bike phù hợp còn chỉ có tuổi trẻ mới phải kiến tạo quốc gia.”

4. Xin trích 1 câu nói trong bài viết này: “Về đi em, các thanh niên sức dài vai rộng não 4.0 chứ có rỗng đâu, hãy đóng góp giá trị gì đó thiết thực cho đời đi các cháu, dù là để học hỏi tri thức, hay để va chạm tích lũy kinh nghiệm… hơn là đi làm xe ôm “công nghiệp đồng phục” cho bọn ngoại quốc da vàng rồi tranh cướp sát ván ngay với các xe ôm già. Lũ ngu ạ!

Như thế nào gọi là giá trị thiết thực? Là ở nhà sống ảo, tiền ảo, kinh doanh ảo, chém gió ra tiền? Còn giá trị của những bạn làm Grab Bike là thời gian, là công sức là trách nhiệm làm việc góp phần nâng cao chất lượng di chuyển cho xã hội, để không còn tình trạng “chặt chém, đi lòng vòng lừa người thêm tiền” trước kia thì không coi là giá trị?

Cái gọi là kiến thức và tích lũy kinh nghiệm ở đây là gì? Là ở nhà ngồi suy nghĩ và vẽ về tương lai màu hồng cuộc sống xa hoa phú quý? Ông bảo người ta không chịu đọc sách là ngu học nhưng những người ngu đấy biết cúi đầu, biết phục vụ và tôn trọng khách hàng của họ. Còn bản thân người đọc thật nhiều sách, kiến thức uyên thâm như ông lại đi chửi CẢ MỘT THẾ HỆ và đánh đồng cái sự thiếu hiểu biết của mình thành NỖI NHỤC QUỐC GIA?

Công nghiệp đồng phục cho bọn NGOẠI QUỐC DA VÀNG? Thế mình là da gì? Ông nói về thời đại 4.0 mà lại nói cái từ NGOẠI QUỐC DA VÀNG? Bài học đóng cửa và suy tàn của Trung Quốc suốt 200 năm lịch sử. Đất nước Singapore và Thái Lan mở cửa đón người phương Tây vào và trở thành con rồng châu Á. Trong thời đại kinh tế phẳng rồi mà với cái suy nghĩ ấu trĩ của “Người có học như ông” thì nước ta bao giờ mới phát triển?

Và người người Việt chúng ta cũng đừng bao giờ kinh doanh ở thị trường nước ngoài? Vì như vậy chúng ta là “NGOẠI QUỐC DA VÀNG” theo cái định nghĩa không có tầm nhìn của ông rồi.

Nếu ông nói đất nước xấu hổ thì giờ có thể hiểu rằng “Đất nước này xấu hổ khi có người tỏ ra hay chữ và tư tưởng bệnh hoạn ấu trĩ như ông”

Ông này cũng làm đào tạo, công ty của ông có đồng phục? Lớp học của ông có đồng phục?

Cái “Công nghiệp đồng phục” như ông nói lại tạo cho tôi niềm tin về người lái xe. Tôi không còn sợ bị chặt chém, đi không an toàn. Cũng không còn phải đi bộ lang thang cả cây số tìm xe ôm, taxi mà bây giờ chỉ cần nhấn một nút là họ tự gọi điện, đứng chờ, đưa đến tận nơi với phong cách phục vụ vui vẻ, chuyên nghiệp. Xã hội muốn phát triển thì phải đổi mới, kinh doanh muốn phát triển thì phải cải tiến, tối ưu xe ôm truyền thống làm nghề dịch vụ mà lại không chịu nâng cấp chất lượng dịch vụ thì quy luật tất yếu là bị suy tàn. Vậy mà bố lại nói là tranh miếng cơm? Quy luật của thị trường là cạnh tranh. Cạnh tranh công bằng thì tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Tốt chứ có thấy xấu chút nào đâu?

Đơn giản chỉ cần hỏi một câu: Bây giờ ra đường bạn chọn Grab bike hay Xe ôm truyền thống? Đó, bạn tự hiểu rồi chứ. Grab Bike có ép bạn chọn họ? Bạn chọn họ vì họ mang lại giá trị và lợi ích cho bạn. Hừ! Suốt ngày ổng đi dạy người ta bán rác, bán bằng mọi giá riết rồi thì quên mẹ một điều đơn giản là kinh doanh là kiếm tiền bằng cách mang lại giá trị cho người khác thì phải.

5. Không biết những Grab Bike sinh viên có học được gì hay không? Nhưng ít nhất họ cũng học được bài học về việc kiếm tiền phụ giúp gia đình ở quê. Thay vì như tôi hay các bạn ngày xưa phải ngửa tay xin tiền mỗi tháng từ cha mẹ già yếu của mình. Họ cũng học được bài học là phải dùng mồ hôi, công sức của mình để kiếm tiền chứ không phải ngồi một chỗ vẽ mộng triệu đô, rồi không kiếm được thì sinh ra trộm cắp, lừa người.

Họ học được những bài học đời thường từ khách hàng của họ, học được cách phục vụ, cách kìm chế cảm xúc với khách hàng khó tính. Họ được hưởng cái nắng, cái gió, những cơm mưa nặng hạt, những cái đông giá rét căm căm ngoài đường. Và hơn hết có lẽ họ sẽ học được thật nhiều bài học làm người nếu họ có lỡ làm điều dại dột và sẵn sàng sửa đổi.

Thành công là phải biết ghi nhận, tôn vinh, đánh giá người khác ở nhiều góc nhìn. Chứ không phải có chút thành công rồi muốn nói gì thì nói, hoặc có thể bạn muốn tạo scandal để câu like, câu view thì tôi có thể hiểu.Tối ngày look down ( khinh thường ) người khác thì bạn nhìn nhân viên, học viên của bạn kiểu gì. Thay vì đi làm thuê cho bạn họ có thể còn nhiều cơ hội khác để kiếm nhiều tiền hơn. Xin hỏi bạn có đang nghĩ nhân viên và đồng nghiệp của mình với góc nhìn như nhìn các bạn trẻ Grab Bike?

Các bạn trẻ mới khởi nghiệp mà không biết bài học này. Cứ cậy tài khoe giỏi, khinh thường người cấp dưới, đồng đội của mình thì đến lúc không ai sát cánh ráng chịu nhé. Hãy tỉnh táo và kìm chế, mỗi người có cái hay cái giỏi riêng và mình học cái đó. Chứ ông thầy của bạn chửi cả thế hệ mà bạn cũng hùa theo thì sau này bạn làm chủ kiểu gì? Chúc các bạn khởi nghiệp, kinh doanh luôn có chính kiến theo giá trị cốt lỗi của bản thân mình nhé!

Đặng Xuân Lộc cũng xin chúc các bạn Grab Bike có thật nhiều tinh thần và sức khỏe làm tốt công việc làm thêm nhưng thu nhập cao hơn khối người ngoài kia. Tuyệt quá.

Hãy nhớ là nếu bạn là sinh viên thì hãy mang theo một vài cuốn sách để tranh thủ đọc lúc đợi khách. Và hãy luôn tìm kiếm những cơ hội tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, giúp được nhiều người hơn để kiến tạo và xây dựng cuộc sống của các bạn và xã hội ngày càng tốt hơn nhé.

Tiền kiếm được thì ta tiết kiệm, ráng chi trả cho cuộc sống và dành lại một ít kinh doanh, khởi nghiệp hoặc không thì giúp đỡ người khó khăn, hay ít nhất là mua thêm giáo trình, sách vở để việc học trên trường ngày càng tốt hơn. Thế thì chẳng có bố nào có thể chửi các bạn rồi.

Chúc các bạn vững bước thành công trên con đường phía trước.

#share nếu bạn thấy bài viết này giá trị.

Đặng Xuân Lộc

Viết một bình luận