TẢN MẠN ĐÔI DÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG

Dạo này, đâu đâu cũng nghe giới thiệu về những sản phẩm có chất lượng vượt trội, kèm theo những lời rất “có cánh” về chất lượng sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Chu Bộ không phải là dân CHẤT LƯỢNG, cũng xin bàn một đôi điều về Chất lượng cho vui với anh em.

Nhớ ngày xưa, chạy 1 chiếc xe gắn máy Nhật “nghĩa địa” đời 70, có khi 30 năm sau vẫn chạy tốt. Giờ thì đỡ hơn nhiều rồi, mua chiếc xe tay ga mới cáu cạnh, còn bảo hành mà cứ quên đi bảo dưỡng chừng vài tháng, là nó cứ sao sao ấy. Phải chăng là vấn đề CHẤT LƯỢNG. ???

Những năm 1990, mua đôi dép Lào, đi miết, đi miết… tới nỗi Chu Bộ chỉ muốn lấy kéo cắt đứt cái quai để được… Mua đôi mới. Giờ cũng đỡ nhiều rồi.

Có 1 tài liệu đào tạo về Kaizen mà Chu Bộ đã được đọc qua, mục số 8 có viết: “Có những thứ tuyệt đối không được phép thay đổi – là những thứ thuộc về giá trị cốt lõi của một vấn đề. Ví dụ: như chất lượng hàng hóa là thứ tuyệt đối phải được giữ ngay cả khi kaizen chi phí sản xuất…”

Vậy phải chăng các tập đoàn, các thương hiệu lớn trên thế giới, họ đang cố tình làm giảm chất lượng sản phẩm của họ để làm tăng phần lợi nhuận, hay thậm chí cố tình đánh lừa khách hàng của họ sau một loạt series hàng hóa chất lượng tuyệt vời?

Theo Chu Bộ, không phải vậy. Mà các nhà sản xuất, các tập đoàn trên họ đã có 1 định nghĩa khác về chất lượng. Nó là gì???

Về mặt bản chất, CHẤT LƯỢNG là đáp ứng ĐÚNG và làm thỏa mãn ĐÚNG khách hàng. CHẤT LƯỢNG bao hàm các tính chất:

1. Tính thời trang: Với làn sóng phát triển của lĩnh vực thời trang hiện nay, mỗi chiếc xe máy chỉ mode tầm 5 năm. Sau 5 năm, chiếc xe hot nhất, mode nhất đã không còn là của bạn nữa rồi. Vậy CHẤT LƯỢNG có lẽ cũng nên xoáy quanh cái giá trị 5 năm này!

Với giày dép, đôi khi chỉ 1 năm là đã de-mode mất rồi. Vậy thì có nên chăng tiếp tục sản xuất đôi giày mà đi mãi 5 năm… Không chịu hư không nhỉ?

2. Tính Giá Trị: Thông thường, với những sản phẩm có Chất lượng vượt trội, nhà sản xuất thường bắt khách hàng trả dôi ra phần chất lượng vào giá thành sản phẩm. Và điều đó đôi khi là phi lý, phải không ạ!!!

Vì vậy, một tổ chức định hướng vào chất lượng sẽ thúc đẩy văn hóa giúp dẫn đến hành vi, thái độ, hoạt động và quá trình mang lại giá trị thông qua việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm khác có liên quan.

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức được xác định bằng khả năng THỎA MÃN khách hàng, SỰ ảnh hưởng mong muốn và không mong muốn tới các bên quan tâm liên quan.

Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ không chỉ bao gồm chức năng và công dụng dự kiến mà còn bao gồm cả giá trị và lợi ích được cảm nhận đối với khách hàng.

Câu chuyện chất lượng nếu chỉ nhìn 1 mặt ý nghĩa của “chất lượng sản phẩm” là chưa đầy đủ, bạn nói bạn có “chất lượng Sản Phẩm, SP bạn tốt nhất nhất” nhưng nếu dịch vụ của anh không tốt thì cũng không gọi là chất lượng được.

Nếu bạn nói, bạn “chất lượng SP tốt tốt nhất” nhưng các bên quan tâm khác: Ví dụ môi trường, bạn xả thải, bạn gây ô nhiễm, SP bạn khó phân hủy hay không tái chế thì cũng không gọi là chất lượng. Ví dụ như chai nước của một thương hiệu ‘X’ nổi tiếng, ngày xưa vỏ chai nhựa rất dày và chắc chắn.
Nhưng năm 2015 được cải tiến bằng cách giảm 30% nhựa, chai mỏng tang mỏng te, nhưng khi chai còn nguyên vẫn không bị sao cả. Chỉ khi khui ra xài xong thì nó bèo nhèo, quăng liền tay. Vậy, đối với những ai dùng đi dùng lại vỏ chai này thì họ cho rằng chai nước ‘X’ không còn “chất lượng
nhưng nếu đối với môi trường thì rõ ràng ‘X’ nó chất lượng hơn, vì nó quan tâm đến:

1. Tài nguyên nhựa

2. Rác thải

3. Sức khỏe người tiêu dùng: không được phép dùng đi dùng lại chai nhựa vì phôi nhựa có thể gây bệnh ung thư

Vậy, chất lượng ở đây sẽ hiểu thế nào khi tiếp cận 1 vấn đề, người chuyên về chất lượng sẽ có cái nhìn tổng quát, đa diện và đa chiều, đa tầng lớp.

Hy vọng qua vài lời tản mạn này, anh chị em doanh nhân, các doanh nghiệp chúng ta có cái nhìn cởi mở hơn về CHẤT LƯỢNG để cùng học hỏi và phát triển.

Viết một bình luận